Xuân Hạ Thu Đông và thêm mùa 'ô nhiễm không khí'
Ô nhiễm không khí gần đây xuất hiện nhiều đến nỗi nhiều người còn nói rằng bên cạnh 4 mùa Xuân, Hạ, Thu, Đông thì giờ đã có thêm một mùa nữa, đó là mùa ô nhiễm không khí.
Từ dữ liệu vệ tinh và số liệu thực đo, Trung tâm Công nghệ tích hợp liên ngành Giám sát hiện trường (FIMO) thuộc trường ĐH Công nghệ, ĐH Quốc gia Hà Nội, với sự hỗ trợ của Dự án Chung tay vì Không khí Sạch (USAID) đã tổng kết về hiện trạng chất lượng không khí thông qua chỉ số bụi PM2.5 trên toàn lãnh thổ Việt Nam:
- Theo bản đồ nồng độ bụi PM2.5 trên toàn quốc trong 1 năm, có 3 tháng mùa mưa là tháng 6,7,8, cả nước đều có chất lượng không khí khá tốt.
- Các tháng còn lại, dù ít hay nhiều thì đều xuất hiện những vùng nồng độ bụi mịn cao. Mức độ đậm dần vào các tháng mùa đông, đặc biệt là tháng 11, 12.
Những khu vực có nồng độ bụi PM2.5 cao tập trung ở Đồng bằng Bắc Bộ, ven biển Bắc Trung Bộ và khu vực xung quanh TP Hồ Chí Minh. Đây là những nơi có tốc độ đô thị hóa cao. Riêng Hà Nội và các tỉnh lân cận như Hưng Yên, Bắc Ninh, Hải Dương, Thái Bình tập trung đông dân cư, nhiều khu công nghiệp và nhà máy sản xuất điện và có các yếu tố thời tiết bất lợi trong mùa đông nên nồng độ bụi cao luôn cao nhất cả nước. (Theo vtv.vn)
Những ngày đầu tiên của năm 2021, trời tạnh ráo nhưng không có nghĩa là yên bình. Trong không gian mù mịt, đặc quánh này, chỉ số chất lượng không khí rất xấu.
Thời điểm 06:00 - 20/02/2021, chất lượng không khí khu vực toàn miền bắc nhìn chung ở mức Xấu, đặc biệt các tỉnh Bắc Giang, Vĩnh Phúc, Thái Nguyên, Phú Thọ chỉ số đang ở mức rất xấu và nguy hại, ảnh hưởng trực tiếp tới sức khỏe.
Các con số này không tồn tại một vài tiếng vào sáng sớm như mọi khi, mà kéo dài gần hết cả ngày.
Nguồn dữ liệu: Mạng lưới Chất lượng không khí PAM Air
Ô nhiễm không còn mang tính nhất thời
Có thể thấy, ô nhiễm không khí không còn mang tính cục bộ, nhất thời do ảnh hưởng của thời tiết hay một vài sự cố, một vài tác nhân mà chủ yếu vẫn là do các nguồn phát thải nội tại chưa được kiểm soát.
Công nghiệp hóa, bê tông hóa khiến nguồn phát thải ngày càng gia tăng, từ giao thông, sản xuất cho tới sinh hoạt hằng ngày của con người đều phát thải nhiều chất gây ô nhiễm không khí. Trong khi đó, nhiệt độ toàn cầu tăng lên, biến đổi khí hậu gây nhiều thiên tai dị thường càng khiến tình trạng ô nhiễm môi trường, ô nhiễm không khí trở nên nghiêm trọng.
Nên làm gì khi tới mùa ô nhiễm không khí?
Khác với mùa Xuân Hạ Thu Đông, mùa ô nhiễm kéo dài quanh năm và tình trạng ô nhiễm báo động xấu khi giao mùa hoặc thời tiết thay đổi thất thường khiến cho chất ô nhiễm không khuếch tán lên cao mà đọng lại ở bề mặt, làm nồng độ chất ô nhiễm tăng cao hơn..
Để bảo vệ sức khỏe bản thân, mọi người nên thường xuyên theo dõi thông tin về ô nhiễm không khí để có các biện pháp ứng phó, giảm thiểu tác động. Khi tình trạng ô nhiễm không khí diễn ra nên hạn chế các hoạt động ngoài trời vào ban đêm và sáng sớm, đóng các cửa sổ và cửa ra vào, sử dụng loại khẩu trang ngăn được bụi mịn, và bật máy lọc không khí.
>>> Xem thêm: TOP MÁY LỌC KHÔNG KHÍ THẾ HỆ MỚI 2021