Hotline

0906272201
Công nghệ & Sức khỏe

Nên lau dọn ban thờ trước hay sau khi cúng Ông Công Ông Táo?

Lau dọn ban thờ những ngày cuối năm luôn là công việc quan trong của mỗi gia đình nhưng cho đến nay vẫn nhiều người chưa biết nên lau dọn ban thờ vào thời điểm nào là chuẩn nhất.

Lau dọn ban thờ vào thời điểm nào chuẩn nhất

Nhiều người thường quan niệm, chỉ được dọn ban thờ và tỉa chân nhang sau ngày 23 tháng Chạp khi mà các ông Công ông Táo đã về trời. Tuy nhiên, thực tế thì việc dọn dẹp ban thờ là cách bày tỏ lòng tôn kính và tưởng nhớ tới ông bà tổ tiên (cũng giống như chúng ta được ở trong một ngôi nhà khang trang sạch sẽ), vì vậy công việc này cần phải được làm thường xuyên, chứ không phải đến ngày 23 mới tiến hành dọn dẹp.

Theo chuyên gia phong thủy Phạm Cương: "Với kinh nghiệm nhiều năm, tôi cho rằng, nếu trong năm chân hương quá um tùm chúng ta hoàn toàn có thể chọn những ngày cát lành trong năm để tỉa bớt, điều này giúp tránh hỏa hoạn khi thắp hương. Hơn nữa, chỉnh trang lại bát nhang đẹp đẽ để tỏ lòng thành với tiên tổ cũng là điều nên làm. Trong trường hợp không quá nhiều chân hương thì có thể làm vào dịp cuối năm theo lệ cũ phép xưa."

Cách lau dọn bàn thờ để không bị “tán lộc, động tài”

Không chỉ ở trong không gian gia đình mà trong các đền chùa, miếu mạo, việc lau dọn ban thờ cũng thường xuyên phải làm. Trong tín ngưỡng gọi là lễ “mộc dục” (lễ tắm rửa cho tượng). Việc này được diễn ra trong những không gian riêng như hồ bán nguyệt, bến nước riêng.

Còn lễ trong gia đình gọi là lễ “bao sái” (lễ tẩy rửa). Lúc này, người ta lau dọn sạch sẽ tất cả những vật thờ tự. Theo quan niệm cổ truyền, việc này là việc của đàn ông, nam giới trong nhà. Nhưng ngày nay, phụ nữ hay đàn ông đều có thể làm công việc này.

Trước khi dọn dẹp ban thờ, người xưa thường phải tắm rửa sạch sẽ, chuẩn bị đĩa hoa quả đặt lên, sau đó thắp một nén hương thông báo cho tổ tiên và thần linh biết ngày hôm nay sẽ thu dọn ban thờ, mời tổ tiên và thần linh tạm lánh sang một bên để con cháu thực hiện công việc. Sau đó gia chủ chuẩn bị một chiếc bàn bên trên trải vải hoặc giấy đỏ để đặt bài vị, nếu bàn thờ có đặt chung bài vị gia tiên với các thần thì phải để ra hai chỗ khác nhau, không được lẫn lộn. Đợi sau khi hương cháy hết rồi mới bắt đầu công việc.

Khi lau rửa bài vị của tổ tiên thì phải dùng nước ấm, không được dùng nước lạnh. Khi làm vệ sinh, nếu có bài vị của thần Phật thì lau trước, sau đó đổ nước mới để lau bài vị của tổ tiên, tuyệt đối không lau bài vị của tổ tiên trước.

Sau khi lau bài vị xong mới đến phần dọn bát hương, công việc này cũng rất quan trọng. Ngày nay đa phần mọi người đều rút chân hương rồi cầm bát hương đổ hết tro ra ngoài, theo người xưa như vậy rất dễ gây “tán tài”. Vì vậy người ta dùng chiếc thìa nhỏ xúc từng thìa đổ ra ngoài rồi mới rửa sạch bát hương đặt sang một bên.

Khi bát hương khô ráo, nếu là bát hương thờ thần phật thì dùng bảy tờ tiền vàng, bát hương của tổ tiên thì dùng ba tờ tiền vàng đốt hơ quanh, cháy một nửa thì bỏ vào trong, đợi tiền vàng cháy hết thì đổ tro vào một lần, như vậy gọi là “ra nhỏ vào lớn”, ý là “tiền ra nhỏ giọt, tiền vào như thác đổ”. Nếu lúc đầu đổ ra hết sau đó múc từng ít một vào thì gọi là “vào nhỏ ra lớn”, tức “tiền ra thì nhiều mà tiền vào thì ít”.

Ngày nay có nhiều người đem tro bát hương đổ cũ ra sông, thay vào bát hương tro mới, nhưng người xưa thì dùng chiếc rổ mắt nhỏ để lọc tro cũ, lọc xong lại đổ vào bát hương chứ không đổ đi. Việc lọc tro cũng phải bắt đầu từ bát hương thờ thần phật trước rồi mới đến bát hương thờ tổ tiên.

Sau khi lau rửa sạch sẽ, người ta sẽ đem bài vị thần Phật và tổ tiên đặt lại chỗ cũ và công đoạn này cũng rất phức tạp. Trước hết phải chuẩn bị một chiếc lò nhỏ trong có đốt than hoa, đặt dưới bàn thờ khoảng 15 phút, sau đó đốt bảy tờ tiền vàng làm dấu hơ ở bốn hướng trên dưới trái phải, ý là dùng lửa để khai quang, làm sạch, tiền vàng chưa cháy hết thì bỏ vào lò than hoa.

Đốt tiếp bảy tờ tiền vàng làm sạch vị trí muốn đặt tượng/bài vị thần Phật và bát hương sau đó mới đặt các đồ vật vào vị trí cố định. Sau khi đặt xong thì đốt 12 que hương cắm theo thứ tự hướng thời gian:

- Que thứ nhất cắm ở vị trí 1h, khi cắm thì đọc “niên niên thị hảo niên”, tức mỗi năm đều là năm tốt.

- Que thứ hai cắm ở vị trí 2h, khi cắm đọc “nguyệt nguyệt thị hảo nguyệt”, tức mỗi tháng đều là tháng tốt.

- Cây thứ ba cắm ở vị trí 3h, khi cắm đọc “nhật nhật thị hảo nhật”, tức mỗi ngày đều là ngày tốt.

- Cây thứ tư cắm ở vị trí 4h, khi cắm đọc “thời thời vị hảo thời”, tức mỗi giờ đều là giờ tốt.

Cứ tuần tự như vậy cho đến thời điểm vị trí 12h. Các vị trí bài vị, bát hương của tổ tiên và bà cô tổ cũng làm như vậy.

Cách hóa chân hương sau khi rút trong bát hương

Sau khi dọn bát hương có thể tỉa bớt chân hương nhưng phải để lại ít nhất 3 – 5 – 7 hoặc 9 cây. Chân hương đã tỉa ra, cần đem hóa và thả tro xuống sông, suối hoặc để bón cây, không nên đổ lung tung.

Theo Gia đình & Xã hội

Chia sẻ bài viết:
Bạn đang xem: Nên lau dọn ban thờ trước hay sau khi cúng Ông Công Ông Táo?
Bài trước Bài sau
Viết bình luận
Bài viết liên quan
Cuộc 'cách mạng' của các gia đình mùa nồm ẩm

Cuộc 'cách mạng' của các gia đình mùa nồm ẩm

Công nghệ & Sức khỏe Phan Dương | Công nghệ & Sức khỏe Ngày 18/02/2022

Sau khi thấy chị Lan treo quần áo khắp nhà, ra tối hậu thư không thay đồ, giặt khăn tắm, ông xã chị lập tức khuân về ...

Máy sưởi gốm (ceramic) có thực sự tốt?

Máy sưởi gốm (ceramic) có thực sự tốt?

Công nghệ & Sức khỏe Ecom Vietnam | Công nghệ & Sức khỏe Ngày 24/02/2020

Máy sưởi gốm (ceramic) với hình thức đẹp mắt, thiết kế nhỏ gọn phù hợp với mọi không gian từ phòng ngủ đến nhà t...

NƯỚC ION KIỀM CÓ TÁC DỤNG KHÔNG NGỜ CHO CÁC LOẠI BỆNH PHỔ BIẾN

NƯỚC ION KIỀM CÓ TÁC DỤNG KHÔNG NGỜ CHO CÁC LOẠI BỆNH PHỔ BIẾN

Công nghệ & Sức khỏe Ecom Vietnam | Công nghệ & Sức khỏe Ngày 21/02/2020

Cuộc sống hiện đại với nền tảng khoa học kỹ thuật phát triển, đời sống người dân nâng cao, nhưng đồng thời ...

Chỉ số chất lượng không khí ở Hà Nội lại chạm ngưỡng cảnh báo xấu

Chỉ số chất lượng không khí ở Hà Nội lại chạm ngưỡng cảnh báo xấu

Công nghệ & Sức khỏe Phan Thị Thu Hường | Công nghệ & Sức khỏe Ngày 21/02/2020

Tình hình dịch bệnh viêm phổi do Virus Corona đang có nhiều chuyển biến tốt thì riêng tại Hà Nội, người dân lại tiếp ...

[ CẬP NHẬT 04/02/2020] SỐ CA TỬ VONG BỞI NHIỄM VIRUS CORONA TĂNG ĐỘT BIẾN

[ CẬP NHẬT 04/02/2020] SỐ CA TỬ VONG BỞI NHIỄM VIRUS CORONA TĂNG ĐỘT BIẾN

Công nghệ & Sức khỏe Phan Thị Thu Hường | Công nghệ & Sức khỏe Ngày 04/02/2020

Số người chết vì dịch viêm phổi cấp do virus corona tăng lên đột biến, khủng khiếp hơn dịch SARS (hội chứng hô h...

[TIN NÓNG] VIRUS CORONA Diễn Biến Phức Tạp - Tổ Chức Y Tế Thế Giới (WHO) Tuyên Bố Tình Trạng Khẩn Cấp Toàn Cầu

[TIN NÓNG] VIRUS CORONA Diễn Biến Phức Tạp - Tổ Chức Y Tế Thế Giới (WHO) Tuyên Bố Tình Trạng Khẩn Cấp Toàn Cầu

Công nghệ & Sức khỏe Phan Thị Thu Hường | Công nghệ & Sức khỏe Ngày 31/01/2020

Số người chết vì viêm phổi Vũ Hán tăng lên 213 người Số người chết do virus viêm phổi nCoV ở Trung Quốc tăng lên 213 ...

Ba cơ sở cấp nước sạch bị phạt 60 triệu đồng, nước sạch có thực sự là nước sạch ?

Ba cơ sở cấp nước sạch bị phạt 60 triệu đồng, nước sạch có thực sự là "nước sạch" ?

Công nghệ & Sức khỏe Phan Thị Thu Hường | Công nghệ & Sức khỏe Ngày 30/11/2019

Ba cơ sở cấp nước sạch bị phạt 60 triệu đồng. Ba cơ sở cung cấp nước sạch bị phạt hành chính vì có mẫu nước nhiễm col...

Giỏ hàng

Danh sách so sánh