Cách làm bể lọc nước giếng khoan gia đình thủ công bằng cát và than hoạt tính
Tại các vùng nông thôn tại Việt Nam, cách làm bể lọc nước giếng khoan là câu hỏi khá phổ biến hiện nay. Nước giếng khoan lấy từ nguồn nước ngầm dồi dào, lại không phải trả phí nên nhiều gia đình vẫn muốn đầu tư vào hệ thống lọc nước này. Nước giếng khoan giờ ít dùng để uống bởi nguồn nước này có chứa nhiều chất như cặn bẩn, đồng, asen...Do vậy mà người ta thường dùng chúng cho sinh hoạt hằng ngày, chăn nuôi. Vậy làm thế nào để tự làm bể lọc nước giếng khoan hiệu quả? Hãy cùng Ecom tìm hiểu ngay sau đây!
1) Cách lọc nước giếng khoan bằng than hoạt tính và cát
Than hoạt tính (actived carbon) là vật liệu lọc nước giếng khoan vô cùng đặc biệt. Theo EPA (Cục Bảo vệ Môi sinh Mỹ) than hoạt tính là vật liệu lọc duy nhất loại bỏ tất cả 12 loại thuốc diệt cỏ và 14 loại thuốc trừ sâu được xác định, cùng với tất cả 32 chất gây ô nhiễm hữu cơ được xác định. Với môi trường làm nông nghiệp như ở vùng nông thôn thì đây là cách làm bể lọc nước giếng khoan hoàn hảo.
Tự làm bể lọc nước giếng khoan thông thường khá đơn giản nhưng lại không đảm bảo an toàn
Than hoạt tính cũng loại bỏ các hóa chất, chẳng hạn như Clo, ảnh hưởng đến mùi vị của nước uống của bạn. Hầu hết các hệ thống máy ở hiện nay đều chứa chất Clo để khử trùng. Than hoạt tính lọc ra các sản phẩm phụ Clo và VOCs để tạo ra nước sạch.
Dưới đây là gợi ý cách làm bể lọc nước bằng than hoạt tính:
Bước 1: Lựa chọn nguồn nước
Với bất cứ cách làm bể lọc nước thủ công nào thì bước đầu tiên vẫn là lựa chọn nguồn nước. Dù nước giếng khoan nói chung đều có nhiều chất gây ô nhiễm như sắt, đồng,...nhưng bạn cũng nên lựa chọn nguồn nước sạch nhất có thể. Đặc biệt cần tránh làm bể lọc ở giếng được xây dựng gần đồng ruộng, nơi có thể chứa các chất hóa học nông nghiệp ở nguồn nước ngầm. Hay ở những vị trí mương, kênh đã bị ô nhiễm từ lâu. Dù bạn không sử dụng nước giếng khoan để uống trực tiếp nhưng nó cũng sẽ phần nào ảnh hưởng tới sức khỏe về da, tóc.
Bước 2: Lựa chọn dạng than hoạt tính
Than hoạt tính thường có ba dạng phổ biến gồm: dạng bột, dạng hạt và dạng khối.
Than hoạt tính được sử dụng phổ biến trong quá trình làm bể lọc nước giếng khoan
- Dạng bột: khử mùi, khử màu và các chất béo hòa tan trong nước. Trong ba dạng thì đây là loại kém bền nhất, dễ bị rửa trôi đi và làm sạch không ổn định.
- Dạng hạt: Việc lựa chọn than hoạt tính dạng nào còn phụ thuộc rất nhiều vào tốc độ dòng nước. Ở dạng hạt, nó có đồ bền hơn dạng bột, và phù hợp cho các loại bể lọc nước gia đình, nước máy.
- Dạng khối: Đây là dạng than hoạt tính có độ bền và độ ổn định cao nhất. Nó phù hợp với việc xử lý nước với tốc độ lớn, ví dụ trong công nghiệp.
Còn khi làm bể lọc nước giếng khoan thì người ta thường dùng dạng hạt. Nó khử mùi, hấp thụ các chất độc hại có trong nước ngầm.
Bước 3: Cách làm bể lọc nước giếng khoan bằng carbon
Đầu tiên, với bể lọc nước giếng khoan, chiều cao phù hợp thường là 1m trở lên. Sau đó tạo bể lọc theo các bước dưới đây:
Sơ đồ cách làm bể lọc nước giếng khoan bạn có thể tham khảo
- Lớp dưới cùng là lớp bạn lót sỏi ở dưới. Bởi lẽ với kích thước lớn của sỏi thì mởi đủ diện tích để có thể đặt một ống nhựa PVC dẫn nước xuống. Lớp sỏi độ dày 10 – 15cm là hợp lý.
- Trên lớp sỏi lớn sẽ là một lớp sỏi nhỏ. Bạn có thể đổ dày tầm 5cm.
- Lớp trên tiếp là cát vàng đã được lọc sạch. Đây là loại cát phổ biến dùng để lọc nước giếng khoan. Đổ chúng dày khoảng 7 – 10cm là phù hợp.
- Tiếp đến chính là lớp lọc chính, than hoạt tính. Tùy theo độ ô nhiễm của nguồn nước mà bạn có thể đổ dày lớp than này trong khoảng 10 – 20cm.
- Trên lớp than hoạt tính bạn cần đổ một lớp cát đen có độ dày khoảng 30cm.
- Và cuối cùng là đặt một vòi hút nước từ dưới giếng lên. Lưu ý rằng bạn nên đặt vòi ở độ cao vừa đủ để nước chảy được khắp các vị trí. Không nên để vòi thẳng xuống một điểm.
Sơ đồ tổng thể bể lọc nước giếng cơ bản
2) Cách làm bể lọc nước phèn
Nước nhiễm phèn hay còn gọi là nước nhiễm sắt là một vấn đề chung của các nguồn nước, đặc biệt ở vùng nông thôn. Nước nhiễm sắt có dấu hiệu như nước nhiễm sắt nặng là chúng có màu nâu cam và có nhiều cặn.
Tương tự với cách làm bể lọc nước giếng khoan thông thường, nhưng thêm vào đó là một số thành phần khác. Chúng tôi sẽ giúp bạn thiết kế bể lọc nước nhiễm phèn hiệu quả:
Đầu tiên, bạn có thể xây dựng một hệ thống bể lọc xi măng với ba ngăn gồm lắng – lọc và chứa. Mỗi ngăn diện tích có thể dao động từ 0,3 – 0,5m3.
- Tại ngăn lắng: Chúng ta cần lắp đặt một giàn mưa hoặc vòi sen có bán ở các cửa hàng trên thị trường.
- Tại ngăn lọc:
o Lớp 1: Lớp dưới cùng là lớp bạn lót sỏi ở dưới. Bởi lẽ với kích thước lớn của sỏi thì mởi đủ diện tích để có thể đặt một ống nhựa PVC dẫn nước xuống. Lớp sỏi độ dày 10 – 15cm là hợp lý.
o Lớp 2: (có thể bỏ qua) Trên lớp sỏi lớn sẽ là một lớp sỏi nhỏ. Bạn có thể đổ dày tầm 5cm.
o Lớp 3: Lớp trên tiếp là cát vàng đã được lọc sạch. Đây là loại cát phổ biến dùng để lọc nước giếng khoan. Đổ chúng dày khoảng 7 – 10cm là phù hợp.
o Lớp 4: Tiếp đến là than hoạt tính. Tùy theo độ ô nhiễm của nguồn nước mà bạn có thể đổ dày lớp than này trong khoảng 10 – 20cm.
o Lớp 5: Trên lớp than hoạt tính bạn cần đổ một lớp hạt FILOX. Đây là loại hạt chuyên dụng nhằm lọc nước giếng khoang, hồ, sông...Nó giúp bạn tách Mangan, Asen và Sắt.
o Lớp 6: Lại là lớp cát đen hoặc cát vàng hạt to, cát thạch anh chuyên dụng cho bể lọc nước. Độ dày khoảng 10cm.
o Sau cùng đặt một vòi hút nước từ dưới giếng lên để sử dụng.
- Tại ngăn chứa: Đây là nơi chứa nước sạch đã được lọc hết các chất ô nhiễm.
Nước sau qua nhiều lớp lọc sẽ sạch và sử dụng cho sinh hoạt hằng ngày
Như vậy, bạn có thể tham khảo cách làm bể lọc nước giếng khoan thông thường và nước nhiễm phèn cho gia đình như trên.
Mọi thông tin chi tiết về các loại máy lọc nước xin vui lòng liên hệ website hoặc theo hotline: 18000072